12 cung hoàng đạo và kiến thức cơ bản

Kiến thức tử vi trong chiêm tinh học hoặc đôi khi là thiên văn học, Kiến thức tử vi trong 12 Cung Hoàng Đạo là một vòng tròn 36O độ và được phân chia làm 12 nhánh, mỗi nhánh tương ứng với một cung, góc 3O độ.

Cung Hoàng Đạo được tạo ra bởi các nhà chiêm tinh học Babylon cổ đại từ những năm 1645 trước Công nguyên. Vòng tròn 12 Cung Hoàng Đạo hoàn hảo với 12 cung tương xứng với bốn Mùa và 12 tháng. Các cung được phân chia làm bốn nhóm yếu tố (Lửa, Nước, Khí, Đất), mỗi nhóm yếu tố gồm 3 cung đại diện cho các cung có tính cách tương đồng với nhau.

12 cung hoàng đạo và kiến thức cơ bản

Theo các nhà thiên văn học thời cổ đại, trong khoảng thời gian chừng 30 – 31 ngày, Mặt Trời sẽ đi qua một trong mười hai chòm sao đặc biệt. Ai sinh ra trong thời gian Mặt Trời đi qua chòm sao nào thì họ sẽ được chòm sao đó chiếu mệnh và tính cách của họ cũng bị chòm sao ảnh hưởng nhiều. 12 chòm sao tạo thành 12 cung trong vòng tròn Hoàng đạo, có nghĩa “Đường đi của mặt trời”. Theo phương Tây, vòng tròn này tên là Horoscope. Tiếng Hy Lạp là Zodiakus Kyklos (ζωδιακός κύκλος) – “Vòng tròn của các linh vật.” Hiện nay, Hoàng đạo được coi là một xu hướng mới trong giới trẻ vì nó không hề mê tín mà khá đúng với thực tại.

LỊCH SỬ

Sự phân chia vòng tròn hoàng đạo ra làm 12 cánh, mỗi cánh một kí tự được hình thành bởi các nhà thiên văn Babylon cổ đại vào thiên niên kỷ 1 TCN. Mỗi cánh có độ quay 30o tương ứng với một tháng trong lịch Babylon cổ. Các nhà thiên văn Babylon cũng đặt cho mỗi cung hoàng đạo một ký tự. Trong đó, cánh đầu tiên có tên là Bạch Dương (Aries), ký tự là một con cừu núi. Dần dần sau này, Hoàng Đạo đã có ảnh hưởng lớn hơn vào thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Việc sử dụng Hoàng Đạo để tiên đoán về tính cách, sự nghiệp… vào thời kì này trở nên khá phổ biến. Nó có ảnh hưởng tới tận vào thời Trung Cổ sau này.

Ngày nay, Hoàng Đạo trở thành một phần của cuộc sống giải trí giới trẻ và đặc biệt phát triển mạnh trên các mạng xã hội như Facebook. Có thể nói mặc dù cũng có chút sai sót, song Hoàng Đạo thường phản ánh khá đúng sự thực.

MƯỜI HAI CUNG HOÀNG ĐẠO

12 cung hoàng đạo và kiến thức cơ bản

 

Bốn nhóm nguyên tố Hoàng Đạo

Vòng tròn Hoàng đạo chia thành 12 cung, phân ra 4 nguyên tố đã tạo ra của thế giới theo quan niệm phương Tây: đất, lửa, nước, khí. Cứ ba cung là được xếp vào một nhóm nguyên tố, những cung cùng chung nhóm luôn tương hợp nhau nhất. Tuy nhiên, không phải hai cung khác nhóm lúc nào cũng kị nhau. Điển hình là nhóm Đất có thể kết hợp hài hòa cùng nhóm Nước và nhóm Lửa tương đối thích hợp với nhóm Khí.

1. Nguyên tố đất: Ma Kết, Thất Nữ, Kim Ngưu. Những người nhóm đất rất chung thủy, cần cù, ôn hòa và khoan thai.

2. Nguyên tố lửa: Bạch Dương, Sư Tử, Nhân Mã. Tính cách người nhóm lửa đặc biệt nồng cháy, đam mê, nông nổi nhưng gan dạ.

3. Nguyên tố nước: Song Ngư, Cự Giải, Thiên Hạt. Người nhóm nước thường nhạy cảm, dễ bị tổn thương, có thiên hướng nghệ thuật.

4. Nguyên tố khí: Song Tử, Thiên Bình, Bảo Bình. Đặc điểm: Họ yêu tự do, thông minh, tính tình phóng khoáng, tư tưởng cấp tiến.

Mỗi nhóm nguyên tố này thường có một cung có tính chất của người thủ lĩnh. Đó là cung Bạch Dương (thủ lĩnh nhóm lửa), cung Ma Kết (thủ lĩnh nhóm đất), cung Song Ngư (thủ lĩnh nhóm nước) và cung Thiên Bình (thủ lĩnh nhóm Khí).

Sao chiếu mệnh các cung

12 cung tương ứng với 12 ngôi sao và hành tinh, bao gồm cả Diêm Vương Tinh đã bị các nhà khoa học xóa khỏi danh sách các hành tinh hệ mặt trời:

1. Cung Bạch Dương được Hỏa Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần chiến tranh Mars trong thần thoại La Mã (Ares của thần thoại Hi Lạp).

2. Cung Kim Ngưu được Kim Tinh bảo hộ, tượng trưng cho nữ thần Venus (Aphrodite của thần thoại Hi Lạp.)

3. Cung Song Tử được Thủy Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần đưa tin Mercury (Hermes).

4. Cung Cự Giải được Mặt Trăng bảo hộ, tượng trưng cho nữ thần hôn nhân gia đình Junon (Hera trong thần thoại Hi Lạp)

5. Cung Sư Tử được Mặt Trời bảo hộ, tượng trưng cho thần mặt trời Helios, sự trung trực, uy quyền và sức mạnh.

6. Cung Thất Nữ được Thủy Tinh bảo hộ, tượng trưng cho trí tuệ, lòng chung thủy nhưng quá cầu toàn nguyên tắc.

7. Cung Thiên Bình được Kim Tinh bảo hộ, cung này biểu tượng cho sắc đẹp, sự quyến rũ, công bằng. Tượng trưng cho nữ thần Venus.

8. Cung Thiên Hạt được Diêm Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho Pluto (Hades), thần cai quan âm phủ.

9. Cung Nhân Mã được Mộc Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần sấm sét Jupiter (Zeus).

10. Cung Ma Kết được Thổ Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần nông Saturn (Cronos).

11. Cung Bảo Bình được Thiên Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần bầu trời Uranus.

12. Cung Song Ngư được Hải Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần biển Neptune (Poseidon).

Sự kết hợp giữa các cung

Những cặp tương xứng nhất thường gồm những người thuộc cùng một nhóm – lửa/lửa, đất/đất, không khí/không khí và nước/nước.
Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Các cung lại được chia thành 3 đặc tính: Thống lĩnh (tham vọng nhưng độc đoán), ổn định (quả quyết nhưng ương bướng) và biến đổi (dễ thích nghi nhưng hay thay đổi, không ổn định).

1. Thống lĩnh: Bạch Dương, Cự Giải, Thiên Bình và Ma Kết.
2. Ổn định: Kim ngưu, Sư tử, Hổ cáp và Bảo Bình.
3. Biến đổi: Song Tử, Xử Nữ, Nhân Mã và Song ngư.

Những người thuộc cùng một nhóm này rất khó hòa hợp được với nhau, dễ xảy ra va chạm.

Ví dụ:
Các cung phân chia tiếp thành 2 loại: Chủ động và Bị động. Lửa, không khí thường mang tính tích cực và chủ động, trong khi đất và nước lại tiêu cực hoặc bị động.

Chủ động: Dương cưu, Song tử, Sư tử, Thiên bình, Nhân mã và Bảo bình – thường hoà đồng và cởi mở tuy nhiên các cung này cũng có lúc là một phần của bị động.

Bị động: Kim ngưu, Cự giải, Xử nữ, Hổ cáp, Nam dương và Song ngư – thường thu mình và khiêm nhường tuy nhiên càc cung này cũng có lúc là một phần của chủ động.

Dựa vào những yếu tố trên thì rõ ràng rất khó để có một cặp hoàn hảo. Để trái tim và bộ óc đi chung với nhau luôn là một thách thức,

cũng giống như việc chịu đựng quan điểm, cách cư xử và thói quen của mỗi người. Vậy đâu là chìa khoá cho hạnh phúc? Nó chính là sự thoả hiệp, cho – và – nhận. Mọi người nên nhận ra rằng sự khác biệt luôn tồn tại, vì vậy cần phải chấp nhận cái bất đồng đó để có thể duy trì mối quan hệ.

Những đôi thực sự hoà hợp là có cùng cung hoàng đạo, nhưng thậm chí sự quen thuộc cũng gây nên cảm giác nhàm chán sau này. Ngoài ra, kể cả đàn ông và đàn bà cùng một cung cũng khác nhau do giới tính của họ.

Bởi vậy người ta vẫn thường nói đàn ông đến từ sao Hoả, phụ nữ đến từ Sao Kim.


Nguồn: 12 cung hoàng đạo và kiến thức cơ bản

Xem thêm: 10 12 là cung hoàng đạo gì, 10 12 là cung hoàng đạo nào, 10 12 thuộc cung hoàng đạo nào, 12 cung hoàng đạo có nghĩa là gì, 12 cung hoàng đạo là con gì, 12 cung hoàng đạo là con vật gì, 12 cung hoàng đạo là gì, 12 cung hoàng đạo là thánh gì, 12 cung hoàng đạo nghĩa là gì, 12 cung hoàng đạo tiếng anh là gì, 12 tháng 10 là cung hoàng đạo nào, 19 tháng 12 thuộc cung hoàng đạo nào, khái niệm 12 cung hoàng đạo, khái niệm về 12 cung hoàng đạo, ngày 4 tháng 12 là cung hoàng đạo gì, ngày 6 tháng 12 là cung hoàng đạo nào, sinh tháng 12 thuộc cung hoàng đạo nào, tháng 12 là cung hoàng đạo gì, tháng 12 là cung hoàng đạo nào, tháng 12 thuộc cung hoàng đạo gì, tháng 12 thuộc cung hoàng đạo nào, trái tim của 12 cung hoàng đạo là gì, định nghĩa 12 cung hoàng đạo,

Tìm kiếm: 10 12 là cung hoàng đạo gì, 10 12 là cung hoàng đạo nào, 10 12 thuộc cung hoàng đạo nào, 12 cung hoàng đạo có nghĩa là gì, 12 cung hoàng đạo là con gì, 12 cung hoàng đạo là con vật gì, 12 cung hoàng đạo là gì, 12 cung hoàng đạo là thánh gì, 12 cung hoàng đạo nghĩa là gì, 12 cung hoàng đạo tiếng anh là gì, 12 tháng 10 là cung hoàng đạo nào, 19 tháng 12 thuộc cung hoàng đạo nào, khái niệm 12 cung hoàng đạo, khái niệm về 12 cung hoàng đạo, ngày 4 tháng 12 là cung hoàng đạo gì, ngày 6 tháng 12 là cung hoàng đạo nào, sinh tháng 12 thuộc cung hoàng đạo nào, tháng 12 là cung hoàng đạo gì, tháng 12 là cung hoàng đạo nào, tháng 12 thuộc cung hoàng đạo gì, tháng 12 thuộc cung hoàng đạo nào, trái tim của 12 cung hoàng đạo là gì, định nghĩa 12 cung hoàng đạo,

Nhận xét